Thứ Năm, 5 tháng 4, 2018

Đại diện Grab cho biết Uber đã cam kết với họ sẽ tự giải quyết vấn đề liên quan đến nợ thuế tại Việt Nam.

Dù mua lại toàn bộ mảng kinh doanh của Uber ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đại diện Grab Việt Nam cho biết sẽ không kế thừa nghĩa vụ nợ thuế của Uber.

ảnh uber grab
Ảnh uber và grab
Trao đổi với PV, đại diện Grab Việt Nam cho rằng họ không liên quan đến khoản tiền mà Cục thuế TP HCM đang truy thu Uber. "Chúng tôi hiểu là phía Uber đã cam kết sẽ chịu trách nhiệm giải quyết toàn bộ vấn đề liên quan đến nghĩa vụ thuế còn tồn đọng. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, xin vui lòng gửi đến cho đại diện của Uber”, đại diện của Grab nói.

Về phần mình, một lãnh đạo Cục thuế TP HCM cho hay, dù đã có văn bản gửi đến Grab đề nghị báo cáo việc sáp nhập, cơ quan này vẫn chưa nhận phản hồi từ Grab. "Do đó, chúng tôi đang chờ báo cáo chính thức từ họ. Khi đó tùy thuộc vào thỏa thuận cụ thể về quyền và nghĩa vụ của Grab với Uber trong hợp đồng chuyển nhượng, Cục thuế mới có phương án xử lý", ông nói.

Riêng về việc thu thuế chuyển nhượng, đại diện Cục Thuế TP HCM cũng cho biết đang yêu cầu Chi Cục Thuế quận 10 - nơi Grab đặt trụ sở, theo dõi vụ việc. Về nguyên tắc khi chi trả cho Uber, Grab sẽ phải khấu trừ thuế. "Grab sẽ xác định giá trị thị trường Việt Nam là bao nhiêu, những quốc gia còn lại như thế nào để từ đó thực hiện khấu trừ thuế. Khi vụ chuyển nhượng hoàn tất, Grab sẽ báo cáo và kê khai thuế", vị đại diện này nói.

Trong khi đó, luật sư Đoàn Văn Hậu - Chủ tịch Trung tâm trọng tài thương mại Luật gia Việt Nam cho rằng, việc Grab từ chối nhận trách nhiệm như trên là không phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. Điều 195, khoản 2c, Luật doanh nghiệp năm 2014, quy định, sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

“Grab phải có trách nhiệm kế thừa nghĩa vụ tại Việt Nam thay Uber sau khi sáp nhập. Kể cả giữa Uber và Grab có những thỏa thuận riêng về phương án giải quyết thì thỏa thuận đó vẫn phải đúng với pháp luật Việt Nam”, ông Hậu cho hay.

Luật sư này cũng nói thêm, dù vụ sáp nhập được diễn ra ở nước ngoài hay Uber B.V không có tư cách pháp nhân tại Việt Nam, hai doanh nghiệp này vẫn phải tuân thủ đúng theo pháp luật Việt Nam vì đã hoạt động kinh doanh tại đây. 

Trước đó, Cục thuế TP HCM ra quyết định truy thu Uber B.V (Hà Lan) gần 66,68 tỷ đồng tiền thuế hồi tháng 9/2017. Tuy nhiên, đến cuối năm ngoái, Uber B.V mới nộp 13,3 tỷ đồng. Sau đó, công ty này hai lần đâm đơn kiện Cục thuế TP HCM và vẫn chưa nộp nốt hơn 53 tỷ đồng.

Sau 2 ngày xét xử (3-4.4), TAND huyện An Phú (tỉnh An Giang) đưa ra mức án đối với bị cáo Bùi Văn Sơn (Út Lượm, 51 tuổi, ĐKTT ấp An Hưng, thị trấn An Phú, huyện An Phú) về tội giao cấu với trẻ em. Đây là vụ án thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Theo nội dung cáo trạng, vào cuối tháng 8.2011, H.T.T.L đang bán vé số kiến thiết tại quán cà phê trên địa bàn thị trấn An Phú gặp Bùi Văn Sơn mua khoảng 30 - 40 tờ vé số kiến thiết loại 10.000 đồng. 

Ảnh tòa xử án
Ảnh phiên tòa
Sơn hẹn L chiều đến nhà tại ấp An Hưng sẽ trả tiền, do quen biết L đồng ý. Chiều cùng ngày, thấy L đến nhà Sơn để nhận tiền.

Tại đây, Sơn kêu L cùng vào phòng ngủ tầng trệt để lấy tiền. Khi L vào phòng, Sơn đóng cửa và kêu L cho giao cấu muốn gì cũng được. L đồng ý và giữa 2 người giao cấu với nhau. Sau khoảng 10 phút, Sơn đưa L 1 triệu đồng gồm cả tiền vé số và tiêu xài. 

Sao lần giao cấu trên, lợi dụng việc mua vé số, Sơn hẹn L đến nhà, giao cấu thêm 2 lần, cách thức như lần đầu. Ngoài ra Sơn còn giao cấu với L 6 lần tại nhà nghỉ trên địa bàn. Sau mỗi lần gặp, giao cấu, Sơn trả tiền vé số và cho tiền L từ 100.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Đến tháng 2.2012, L phát hiện mình có thai và tìm đến gặp Sơn báo tin, xin tiền phá thai, Sơn không cho. Lúc này L về nhà nới với gia đình và nhiều người biết là Sơn giao cấu với L. Gia đình bị hại tiến hành gửi đơn tố giác đến cơ quan chức năng, yêu cầu xử lý Bùi Văn Sơn. Hơn 2 năm điều tra, vụ việc vẫn không được làm sáng tỏ. 

Sơn vẫn không thừa nhận quan hệ tình dục với L. Cơ quan điều tra 3 lần trưng cầu giám định ADN đứa bé và ông Sơn, nhưng có kết quả không cùng huyết thống. Hai phía tiến hành thỏa thuận với nhau nhiều lần nhưng không thành… Gia đình L vẫn không chấp nhận, gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng. 

Căn cứ bản giám định ngày 22.5.2012 của Phân viện Khoa học hình sự - Bộ Công an xác định: Tại thời điểm giám định L có độ tuổi từ 14 năm 5 tháng đến 14 năm 8 tháng. Tại Cơ quan điều tra, bị can Sơn khai: Do Sơn thường uống rượu, bia vào nhà nghỉ thuê phòng nằm nghỉ đến khi khỏe mới về nhà, tránh cãi nhau với vợ. Khi mở cửa phòng Sơn mở cửa cho thoáng, lên giường nằm, L vào bán vé số, Sơn mua trả tiền xong, L đi ra, không giao cấu với L. Còn về việc, gia đình Sơn giao cho gia đình L 300 triệu đồng thì Sơn không biết.
Đại diện VKSND cho rằng, từ cuối tháng 8.2011 đến ngày 12.2.2012, Bùi Văn Sơn đã có hành vi nhiều lần (8 lần) giao cấu với L tại nhà của Sơn và nhà nghỉ. Vào thời điểm giao cấu, L trong độ tuổi 13 đến dưới 16 tuổi. Vì vậy, bị cáo Sơn phải chịu trách nhiệm hình sư về hành vi phạm tội của mình.

Kết thúc phiên tòa, HĐXX cho rằng bị cáo là người trưởng thành, đã có vợ và chỉ vì ham muốn đã đánh mất danh dự của mình, hành vi này gây nguy hiểm cho xã hội… Do vậy, sau khi áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ, HĐXX tuyên phạt bị cáo Sơn 3 năm tù giam.

Nghe tiếng kêu cứu thất thanh, người dân vội chạy đến kiểm tra thì hốt hoảng phát hiện một nữ sinh đã tử vong với nhiều vết thương trên người, cùng lúc đó, có một nam thanh niên với dáng vẻ vội vã chạy khỏi hiện trường.

Đến chiều 5.4, Công an quận Thủ Đức đang phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ Công an TP.HCM tiến hành phong tỏa hiện trường, lấy lời khai các nhân chứng và điều tra nguyên nhân vụ án mạng xảy ra trên địa bàn.

nhr hiện trường
Ảnh minh họa
Theo Công an quận Thủ Đức, khoảng 12h15 cùng ngày, nhiều người nghe thấy tiếng cầu cứu phát ra từ một khu nhà trọ trong con hẻm 28 đường Hoàng Diệu 2, phường Linh Trung, quận Thủ Đức. Họ vội lại gần kiểm tra, phát hiện một nam thanh niên với dáng vẻ vội vã chạy từ phòng trọ ra ngoài.

Vào bên trong, người dân phát hiện một nữ sinh đã tử vong ở tầng 1 của khu nhà trọ với nhiều vết thương trên người.

Nhận tin báo, công an đã có mặt phong tỏa hiện trường và điều tra nguyên nhân vụ việc, đồng thời cho trích xuất camera an ninh xung quanh khu vực nhằm nhận dạng người có liên quan.

Được biết, nạn nhân đang theo học tại một trường đại học ở quận Thủ Đức. 


Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016


Lễ viếng NSƯT Phạm Bằng diễn ra vào ngày 4/11 tới


Sáng nay (2/11), Nhà hát Kịch Việt Nam và gia đình nghệ sĩ Phạm Bằng có thông báo chính thức về lễ tang của ông. Theo đó, lễ viếng NSƯT Phạm Bằng được tổ chức từ 12 giờ 30 đến 14 giờ ngày 4/11 tại Nhà tang Quốc gia (số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội).

Lễ truy điệu và đưa tang diễn ra lúc 14 giờ cùng ngày. Điện táng tại đài hoá thân Hoàn Vũ, Hà Nội.

NSƯT Xuân Bắc đồng thời là Phó Ban tổ chức tang lễ cho biết, do ông Nguyễn Thế Vinh - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam đang đi công tác nước ngoài nên anh với tư cách Phó Giám đốc Nhà hát sẽ cùng tập thể cán bộ - nhân viên - nghệ sĩ Nhà hát phối hợp với gia đình nam nghệ sĩ tổ chức lễ tang cho ông thật chu đáo và nghiêm cẩn.

Theo nguồn tin từ phía gia đình thì ngay sau khi được tin bố mất, con trai út và vợ chồng con gái thứ 2 của nam nghệ sĩ đã bay từ TP.HCM ra Hà Nội ngay trong đêm để lo tang lễ cho bố. Anh Phạm Tùng - con trai út của NSƯT Phạm Bằng đã rất đau lòng khi không được ở bên bố trước khi ông đi xa. Vợ chồng người con gái cả của nam nghệ sĩ cũng đã từ Đức bay về Hà Nội sáng nay (2/11).

Nam nghệ sĩ ra đi đã để lại nhiều buồn thương và tiếc nuối trong lòng những người thân, bạn bè, giới nghệ sĩ và người hâm mộ.

Sau nhiều tháng chống chọi với căn bệnh gan, dù đã được gia đình và các y bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi cao sức yếu nên nghệ sĩ Phạm Bằng đã qua đời vào 20h ngày 31/10, thọ 86 tuổi.

NSƯT Phạm Bằng sinh năm 1931 tại Hà Nội. Ông là một nghệ sĩ được đông đảo khán giả yêu mến bởi các vai diễn trong các tác phẩm hài kịch, chính kịch và trên màn ảnh nhỏ.

Nhắc về sự nghiệp diễn xuất của ông người ta vẫn nhớ những vai diễn để đời của ông từ chính kịch đến những vai diễn hai trên các tiểu phẩm của truyền hình. Từ vai thiếu úy Minh trong vở kịch tình báo “Đêm tháng 7” (đạo diễn Dương Linh) đến vai Lý Trưởng trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (của Lưu Quang Vũ) và vai Thương trong “Mớ đời Thương” (của Tất Đạt). Có thể nói đây là hai vai diễn để đời của ông, với một vai phản diện, một vai bi hài mà không ai có thể thay thế được. Ngoài ra, ông còn tham gia một số tác phẩm tiêu biểu như: “Nghe đồn”, “Cờ bạc”, “Về quê”…

Sự ra đi của ông đã để lại nhiều nỗi buồn và sự tiếc nuối đối với người thân, bạn bè, giới nghệ sĩ, công chúng mến mộ...


Trung Quốc mua 18 trực thăng của Nga


Tại Triển lãm hàng không Trung Quốc 2016 diễn ra ở thành phố Chu Hải hôm qua 1/11, Nga đã thông báo về kế hoạch bán 18 trực thăng cho Trung Quốc, trong đó có 3 loại trực thăng đời mới là Mi-171, Ka-32 và Ansat.

Trực thăng đa nhiệm Ansat của Nga 

“Công ty Dịch vụ công nghệ hàng không Wuhand Rand Trung Quốc đã đề xuất mua 2 trực thăng hạng nhẹ Ansat, hai trực thăng Mi-171 và một trực thăng Ka-32, cùng với lựa chọn mua thêm 13 máy bay khác”, công ty Trực thăng Nga thông báo hôm 1/11 sau lễ ký kết hợp đồng với phía Trung Quốc bên lề Triển lãm hàng không Trung Quốc 2016.

Những chiếc trực thăng đầu tiên sẽ được bàn giao vào năm tới, số còn lại sẽ được chuyển nốt cho tới cuối năm 2018.

“Hiện tại Trung Quốc sở hữu hơn 300 trực thăng Nga với đủ chủng loại. Chúng tôi hy vọng có thể thu hút thêm sự quan tâm từ các hãng hàng không Trung Quốc sau khi hai bên ký hợp đồng mua sắm các trực thăng Ansat đầu tiên”, Giám đốc điều hành của công ty Trực thăng Nga Alexander Mikheev cho biết.

Cũng theo ông Mikheev, Bắc Kinh và Moscow đang lên kế hoạch ký tiếp một hợp đồng thiết kế mẫu trực thăng chuyên chở vật nặng trong vòng vài tháng tới. Trực thăng mới này dự kiến có thể chở được 15 tấn hàng, với phạm vi hoạt động 630 km ở tốc độ 300 km/giờ. Hai nước đã đạt được đồng thuận cơ bản về hợp đồng này và hiện vẫn đang tính toán thêm về thời gian cũng như chi phí.

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016


Việt Nam sẽ tranh cử đăng cai World Cup 2034?


Một thông tin bất ngờ được tiết lộ sau cuộc họp mới nhất của Hội đồng LĐBĐ Đông Nam Á (AFF) về việc Việt Nam có thể trở thành một trong những thành viên tổ chức sự kiện bóng đá lớn nhất thế giới World Cup vào năm 2034.


Cụ thể, ngày 29/10, AFF đã nhóm họp tại Bangkok (Thái Lan). Trong cuộc họp này Bộ trưởng Bộ Thanh Niên và Thể thao Malaysia, Khairy Jamaluddin, đã đưa ra đề xuất với Ban thư ký AFF nghiên cứu tính khả thi đăng cai vòng chung kết World Cup 2034. Đây không phải là lần đầu tiên phía Malaysia thể hiện sự quyết tâm, tham vọng của mình cũng như các nước Đông Nam Á trong việc chạy đua đăng cai, bởi chỉ có là nước chủ nhà thì nền bóng đá của vùng trũng thế giới mới có cơ hội được góp mặt ở sân chơi lớn nhất hành tinh.

Trước đó, Malaysia từng đề xuất trong cuộc họp giữa Bộ trưởng thể thao các nước ASEAN năm 2015 tại Kuala Lumpur về việc 4 nước ASEAN sẽ đấu thầu đăng cai VCK World Cup 2034, giống như VCK Asian Cup 2007 trước đây.

Theo kế hoạch, sáu quốc gia ASEAN gồm Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Singapore và Philippines đã được mời tham gia vào kế hoạch đấu thầu đăng cai VCK World Cup 2034.

Để thực hiện ý tưởng này, Malaysia sẽ cử các phái đoàn nghiên cứu tới năm quốc gia Đông Nam Á có tên trên để cùng lên kế hoạch. Được biết, ngay trong ngày 30/10, lãnh đạo VFF cũng đã tiếp một đoàn tới từ Đại học Quốc gia Malaysia sang Việt Nam tìm hiểu các điều kiện tổ chức World Cup.

Tất nhiên, đến thời điểm này mọi thông tin chưa có gì là chính thức. Đại diện VFF tiết lộ vấn đề tổ chức World Cup chưa được quyết định và vẫn đang trong quá trình thu thập thông tin. Nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và là vấn đề cấp Chính phủ chứ Liên đoàn bóng đá Việt Nam không thể tự quyết định.

Cho đến thời điểm này, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai nước châu Á duy nhất từng đăng cai VCK World Cup. Đó là năm 2002, khi Hàn Quốc giành hạng tư với rất nhiều nghi ngờ còn Nhật Bản vào tới vòng 1/16.


Những tiết lộ ít người biết về NSƯT Phạm Bằng


Thường vào vai “sếp đầu hói” ưa nịnh, đong đưa với nhiều phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp trên sân khấu nhưng ngoài đời, NSƯT Phạm Bằng lại hướng tất cả tình yêu và sự trân trọng dành cho người vợ tảo hiền. Khi bà qua đời, ông nói “tôi đã mất tất cả”…

Không giấu được sự tiếc thương trước sự ra đi của NSƯT Phạm Bằng, nghệ sĩ Xuân Bắc nói: “Bố Phạm Bằng mất đi, anh em nghệ sĩ mất đi chỗ dựa về tinh thần, một tấm gương về ý chí, cách làm việc nghiêm túc”.

Theo Xuân Bắc, nghệ sĩ Phạm Bằng có sức làm việc khủng khiếp, hầu như ông vẫn làm việc, đi diễn cho đến ngày cuối đời. “Ở cái tuổi gần 90 mà bố Phạm Bằng vẫn phóng xe máy, vẫn đi diễn, gần đây là bác vào vai quan Tri phủ trong vở hài Tết 2015 “Chôn nhời 2” của đạo diễn Đông Hồng. Với tôi, nghệ sĩ lứa tuổi con cháu không chỉ khâm phục sức làm việc dẻo dai của bố Phạm Bằng mà còn vị nể khả năng tiếp cận thông tin hiện đại, bắt kịp xu hướng thời nay trong diễn hài của bậc tiền bối. Dường như ở người nghệ sĩ này không có sự “chậm, dừng” mà luôn cập nhật, thay đổi từng ngày diễn xuất ăn ý với lớp trẻ.”

NSƯT Phạm Bằng và Kim Oanh trong một vở diễn
Xuân Bắc cũng chia sẻ, anh và những đồng nghiệp như Tự Long, Công Lý… vẫn thường bảo nhau rằng, không biết khi bằng tuổi nghệ sĩ Phạm Bằng thì các anh có được sức dẻo dai để diễn như ông không? “Công Lý vẫn bảo “bố Bằng thoại choanh choách”, Tự Long mỗi lần gặp bố Phạm Bằng thì lại gần bóp tay bố cười vui “rắn lắm, không bì được đâu”. Nói như thế để thấy rằng, sự nhanh nhẹn, sức làm việc của bố không phải ai cũng có”, anh bộc bạch.

Cùng tham gia diễn Gặp nhau cuối tuần, Gala cười với nghệ sĩ Phạm Bằng, Xuân Bắc nói ông có nhiều vai diễn để đời “yêu không chịu được”. “Tôi còn nhớ vở diễn mô phỏng dựa theo bộ phim “Titanic”- Gala cười 2006, bố Phạm Bằng diễn với anh Quang Thắng, Vân Dung và tôi. Bố Phạm Bằng và anh Quang Thắng diễn xuất hài hước với những lời thoại mà cho đến giờ tôi vẫn thuộc làu làu: “Nó kia rồi, nó kia rồi, sếp ơi”/ “Đâu, đâu, đâu, đâu”/ “Nó kia kìa, nó kia kìa, nhìn đi”/ “Đâu, đâu, đâu, đâu”…”

Phạm Bằng (trái) trong lễ tang diễn viên Văn Hiệp.
Không chỉ có sức dẻo dai, sự đam mê nhiệt huyết; nghệ sĩ Phạm Bằng trong mắt nghệ sĩ Giang “còi” còn là bậc cha chú cẩn thận, chỉn chu trong nghề: “Bác Phạm Bằng đi diễn từ thời bố mẹ tôi còn đang làm công nhân, còn tôi thì bé tí. Thời đó, lũ trẻ con chúng tôi được xem suất trước 19 giờ. Sau này được cùng làm nghề với bác Phạm Bằng, tôi đã học hỏi được rất nhiều. Mỗi lần đi diễn cùng nhau, giờ ăn nhấm nháp chút rượu, bác cháu tôi trò chuyện từ nhân tình thế thái đến lối diễn xuất ra sao, kịch bản thế này mình diễn như thế nào. Bác nói, trước khi nhận vai diễn gì mình phải có thời gian nghiên cứu kỹ kịch bản cũng như nhân vật để hóa thân cho thấm. Học hỏi từ bác, tôi không bao giờ vội vàng nhận lời diễn hoặc chạy show diễn chớp nhoáng, kịch bản chưa có, nhận nhân vật trước khi diễn…”

Theo nghệ sĩ Giang “còi”, cái tài của nghệ sĩ Phạm Bằng là khả năng nhập vai: “Bác Bằng hoàn toàn thoát khỏi con người ngoài đời để hóa thân thành nhân vật với tính cách trái ngược. Nếu ở ngoài, bác là người thông minh, thâm trầm, phong nhã thì lên sân khấu bác lột xác thành “ông đầu hói” ngờ ngệch, lẳng lơ…”

“Vợ mất, Phạm Bằng cũng chẳng còn gì…”

Nếu như trên sân khấu hài, Phạm Bằng thường vào vai “sếp đầu hói” ưa nịnh, đong đưa với nhiều phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp trên sân khấu thì ngoài đời, ông lại hướng tất cả tình yêu và sự trân trọng dành cho người vợ tảo hiền. Khi bà còn sống, mỗi lần nhắc đến vợ là người nghệ sĩ gạo cội lại dùng những từ thân thuộc “bà vợ tôi”.

Vợ chồng nghệ sĩ Phạm Bằng thời trẻ.

Phạm Bằng đã từng tâm sự rằng, thời trẻ đã có 5 cô con gái được ông để ý nhưng cuối cùng ông chọn bà, người phụ nữ kém ông 8 tuổi bởi sự nết na, kiên trì và tính nhẫn nhịn. Vợ ông không chỉ là người biết vun vén, chăm sóc gia đình mà còn là người con dâu hiền thảo.

Năm 2003, vợ của nghệ sĩ Phạm Bằng qua đời. Sự ra đi của bà, khiến ông mất thăng bằng, hẫng hụt một thời gian dài. Nghệ sĩ Xuân Bắc kể: “Khi bác gái mất, lúc diễn tập với nhau, tôi có hỏi thật rằng bố cảm thấy thế nào? Bố bảo, chúng mày không hiểu đâu. Bà ấy mất, tao chẳng còn gì cả, mất tất cả rồi…” Vì tình cảm dành cho người vợ quá lớn, sau khi bà mất ông sống trong cảnh gà trốn nuôi con, trải qua quãng tuổi già đơn côi mà không chịu đi bước nữa…


Sau sự ra đi của người vợ hiền, ông sống cô đơn quãng đời còn lại...

Nghệ sĩ Giang “còi” ví von nghệ sĩ Phạm Bằng cũng giống như nhạc sĩ Thanh Tùng, người nghệ sĩ hào hoa, phong nhã có cuộc sống nội tâm lớn, vì tình yêu dành cho vợ mà không chịu tái hôn.

“Tôi đã từng đến nhà bác Phạm Bằng đôi lần để kết hợp vai diễn, cùng làm việc và cảm nhận nơi bác ở giống như một căn hộ tập thể hơn là một mái ấm vì thiếu bàn tay chăm sóc mềm mại của người phụ nữ. Nhà cửa vẫn được bác sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng nhưng vẫn cảm giác thiếu hơi ấm, đơn côi. Càng nghĩ, tôi càng thương bác, người nghệ sĩ giấu mọi thăng trầm trong góc khuất để đem tiếng cười, sự vui vẻ đến khán giả…”, nghệ sĩ Giang “còi” day dứt nói…

VITD - CHO THUÊ PHÒNG ĐÀO TẠO HÀ NỘI. Được tạo bởi Blogger.

Bài Viết Nổi Bật

Lưu Trữ Blog

FACEBOOK