Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018


Theo báo cáo của Trung tâm thông tin bất động sản Thái Lan (REIC), phân khúc căn hộ chung cư tại thủ đô Bangkok ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ trong quý III năm nay.

Báo Bangkok Post dẫn số liệu của REIC cho biết giá bán căn hộ tại Bangkok trong quý III/2018 tăng 11,7% so với đầu năm và tăng 3,3% so với quý trước. Theo các chuyên gia, nguyên nhân đằng sau sự tăng trưởng đáng chú ý này là dự án mở rộng các tuyến đường giao thông hiện đại đang được gấp rút triển khai ở Bangkok và các khu vực ngoại ô thành phố.


Bất động sản dọc theo tuyến đường sắt sân bay (nối sân bay Suvarnabhumi với ga Phaya Thai ở trung tâm Bangkok) đã tăng giá tới 35,7% so với năm ngoái, cao nhất trong số các khu vực được khảo sát. Tuy nhiên, nếu so với quý II, giá nhà đất trên tuyến đường này giảm nhẹ 1,7%.

Thủ đô Bangkok của Thái Lan tự hào khi sở hữu một trong những hệ thống vận chuyển nhanh và hiện đại nhất Đông Nam Á. Sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng giao thông cũng là tiền đề cho giá nhà đất tăng nhanh trong thập kỷ qua.

Ông Su Lin Soon, Giám đốc điều hành phát triển của Công ty Frasers Property Holdings (Thái Lan) cho biết: “Có nhiều sự thay đổi trong 10 năm qua. Các công trình xây dựng hướng tới chất lượng cao hơn, người dân sẵn sàng chi thêm tiền để sống gần các hệ thống vận chuyển và có xu hướng chuyển dịch từ nhà mặt đất lên các chung cư cao tầng nằm trong khu trung tâm.”

 (Theo Enternews.vn) 


Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018


Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Tài nguyên & Môi trường nghiên cứu đề xuất phạt chủ dự án 30% tiền sử dụng đất nếu để chậm 1 năm không sử dụng của GS Đặng Hùng Võ.

Trước những phản ánh của báo chí về bế tắc của Hà Nội trong việc xử lý gần 400 dự án "treo" với hàng chục triệu mét vuông đất đang bị bỏ hoang phí, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường cho rằng, Hà Nội và các địa phương khác cần có chế tài cụ thể với việc xử lý các dự án "treo".


Ông Võ cho rằng, quy định “thời hạn 24 tháng không sử dụng dự án sẽ bị thu hồi đất và tài sản trên đất” như hiện tại là không phù hợp. Vì theo quy định trong Hiến pháp, Nhà nước sẽ bảo hộ các tài sản hình thành hợp pháp để không bị quốc hữu, nhưng khi tịch thu đất sẽ thu luôn tài sản đầu tư trên đất, là trái với quy định. Việc chủ đầu tư chậm đưa đất vào sử dụng theo đúng tiến độ là vi phạm, nhưng tài sản được hình thành trên đất là hợp pháp.

Do đó, GS Đặng Hùng Võ đề xuất nên dùng biện pháp tài chính và thuế để xử lý các dự án "treo". Theo đó, có thể đưa ra một mức phạt thật nặng, chẳng hạn nếu chủ đầu tư để đất chậm 1 năm không sử dụng đất thì phải chịu phạt bằng 30% tiền sử dụng đất phải nộp. Quy định này buộc nhà đầu tư phải có trách nhiệm cao hơn khi triển khai đầu tư sử dụng đất. Với những chủ đầu tư không đủ năng lực, khả năng đầu tư sẽ phải tìm cách chuyển nhượng cho những nhà đầu tư khác có năng lực hơn.

Mới đây, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã nhận được yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc nghiên cứu ý kiến đề xuất trên của GS Đặng Hùng Võ.

(Theo SG Giải Phóng Online) 


Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2018


Việc hoàn thiện, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành chậm so với yêu cầu. 

Bộ Giao thông Vận tải vừa có báo cáo về tiến độ thực hiện dự án đầu tư, xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành gửi đại biểu Quốc hội. 


Theo đó, Tổng công ty Cảng hàng không (ACV) đã ký hợp đồng lập báo cáo nghiên cứu khả thi với tư vấn JFV (gồm các đơn vị của Nhật Bản, Pháp, Việt Nam) và theo kế hoạch, đến tháng 7/2019, tư vấn sẽ hoàn thành báo cáo này. 

JFV đang cập nhật nhu cầu giao thông hàng không; thu thập dữ liệu phục vụ phân tích tài chính sơ bộ; dữ liệu làm cơ sở thiết kế quy hoạch vùng trời; nghiên cứu điều chỉnh mặt bằng kiến trúc nhà ga hành khách, điều chỉnh kích thước đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đậu tàu bay cho phù hợp với các quy định hàng không mới nhất trên thế giới.

Ngoài ra, đơn vị tư vấn cũng nghiên cứu hệ thống giao thông kết nối với sân bay Long Thành và quy hoạch thiết kế địa thế cho tổng thể công trình.

Chính phủ đưa ra lộ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi sân bay từ tháng 7/2019 đến tháng 9/2019; trình Quốc hội thông qua dự án vào tháng 10 cùng năm. Thủ tướng sẽ phê duyệt dự án vào tháng 12/2019.

Cũng theo báo cáo, việc hoàn thiện và thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng sân bay có dấu hiệu chậm tiến độ so với yêu cầu. Lý do là "pháp luật chưa có quy định cụ thể và việc lập báo cáo khả thi dự án giải phóng mặt bằng chưa có tiền lệ" nên tỉnh Đồng Nai lúng túng.

Theo Bộ Giao thông, phần lớn diện tích đất cần bàn giao để xây dựng sân bay Long Thành là diện tích đất vườn cây cao su của Tổng công ty cao su Đồng Nai và đất của 200 hộ dân.

Tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo cắm mốc, kiểm đếm sơ bộ tài sản trên phần diện tích này và làm việc với Tổng công ty cao su Đồng Nai, các hộ dân ... để sớm bàn giao toàn bộ diện tích đất thuộc phạm vi giải phóng mặt bằng trong năm 2019.

Phần diện tích còn lại của dự án, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục thực hiện để hoàn thành trước năm 2021 theo nghị quyết của Quốc hội.

Để thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư xây dựng dự án, Chính phủ kiến nghị Ủy ban Thường vụ, các cơ quan của Quốc hội quan tâm, tăng cường giám sát để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc liên quan.

Sân bay Long Thành là công trình có tổng mức đầu tư 336.630 tỷ đồng (tương đương 16 tỷ USD), trong đó giai đoạn một là 114.000 tỷ đồng (5,4 tỷ USD); kế hoạch chậm nhất 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác giai đoạn một. 

Tháng 11/2017, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành với tổng mức đầu tư gần 23.000 tỷ đồng.

Quy mô dự án là thu hồi đất một lần toàn bộ 5.000 ha để xây dựng sân bay và 364 ha để xây dựng 22 khu tái định cư. Tổng số trường hợp bị thu hồi đất và ảnh hưởng là 4.864 hộ gia đình với 15.557 nhân khẩu và 26 tổ chức sử dụng đất.

Nguyễn Hoài - Đoàn Loan


Thứ Năm, 11 tháng 10, 2018


Mới đây, Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) đã có văn bản đề xuất tiếp tục cho phép các tổ chức tín dụng được sử dụng tỷ lệ tối đa 45% của nguồn vốn ngắn hạn, để cho vay trung hạn và dài hạn trong năm 2019.


Khoản 17, Điều 1, Thông tư 19/2017/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung Điều 17, Thông tư 36/2014/TT-NHNN) quy định, kể từ ngày 1/1/2019, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn. Hệ số rủi ro của các khoản vay để kinh doanh bất động sản là 200%.

Nhưng với đề xuất của HoREA, các tổ chức tín dụng được sử dụng tỷ lệ tối đa 45% của nguồn vốn ngắn hạn, để cho vay trung hạn và dài hạn trong năm 2019. Tỷ lệ 45% hiện đang được áp dụng trong năm 2018, theo Thông tư 19/2017/TT-NHNN.

HoREA cho biết, việc siết tỷ lệ từ 45% về 40% kể từ ngày 01/01/2019 là chưa cần thiết và phù hợp với thực tiễn; đồng thời cũng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ổn định của thị trường bất động sản.

Hiệp hội đưa ra lý do là tăng trưởng tín dụng 8 tháng đầu năm 2018 đạt khoảng 9%, chỉ bằng hơn một nửa so với chỉ tiêu 17% cả năm 2018. Tăng trưởng tín dụng bất động sản rất thấp, chỉ đạt 4,55% so với cùng kỳ năm ngoái, là mức tăng thấp nhất trong 3 năm gần đây.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng vừa ban hành Chỉ thị 04/CT-NHNN ngày 02/08/2018 chủ trương không xem xét, điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (trừ trường hợp đặc biệt); kiểm soát chặt chẽ tín dụng tiêu dùng, đặc biệt là tín dụng tiêu dùng liên quan đến bất động sản; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, BOT, BT giao thông. Vì vậy, trên thực tế, các ngân hàng khó còn "room" tín dụng để cho vay bất động sản.

(Theo Vietnamnet) 


Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018


Phụ nữ Việt thật đẹp. Cái đẹp ấy trước hết là cái đẹp của tâm hồn, rồi từ đó tỏa sáng trong muôn mặt của đời sống xã hội. Đó chính là cái đẹp trong lao động, trong học tập, trong tình yêu, trong chiến đấu và trong cả cuộc sống thường ngày. Càng trong gian khó, ác liệt cái đẹp đó càng bừng sáng.

Để tri ân ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, VITD với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chothuê hội trường tổ chức sự kiện có những ưu đãi đặc biệt cho quý khách hàng thuê phòng tại những cơ sở chúng tôi cung cấp.  VITD đảm bảo sẽ mang lại cho quý khách hàng ngày 20/10 nhiều tuyệt vời và tràn đầy ý nghĩa.



Chúng tôi cung cấp tất cả các dịch vụ liên quan như:

  • Hệ thống phòng hội trường đa dạng về số lượng từ 30-300 chỗ gần các trung tâm thương mại Vinmart, khách sạn và nhà hàng sang trọng như Nhà hàng Lã Vọng, Long Phụng , Quán ăn ngon…
  • Hệ thống âm thanh ánh sáng hiện đại
  • Backdrop, standee, LCD cỡ lớn….
  • Ngoài dịch vụ cho thuê hội trường tại hà nội của chúng tôi còn cung cấp đầy đủ các dịch vụ : teabreak , đặt ăn (cơm tiệc, buffet…), cho thuê xe ô tô đưa đón, in ấn, photo, hỗ trợ tìm địa điểm nghỉ ngơi cho khách hàng, cung cấp lễ tân, MC, PG, ca sĩ chuyên nghiệp để sự kiện của quý khách được diễn ra thuận lợi nhất.
Một số hình ảnh phòng hội trường tổ chức 20/10





Với kinh nghiệm làm nhiều chương trình trước đây công ty VITD có rất nhiều ý tưởng mới lạ và theo kịp xu hướng để hỗ trợ khách hàng. Để làm cho buổi lễ được trở nên sôi động và cuốn hút.

Một số dịch vụ khác của chúng tôi:
Hãy liên hệ sớm với VITD để nhận được ưu đãi nhé!


Thứ Hai, 8 tháng 10, 2018


Ngày 08/10/2018, tại hội trường VITD Hoàng Đạo Thúy. Công ty cổ phần Cmistone Việt Nam đã tổ chức thành công cuộc họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2018. Cuộc họp đã diễn ra thành công với nhiều nghị quyết được thông qua đánh dấu mốc phát triển vượt trội của công ty.

Sau đây là một số hình ảnh về đại hội tại hội trường cho thuê vitd:






Đơn vị tổ chức:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

Chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến phòng hội trường, hội thảo…. Ngoài ra, chúng tôi còn phục vụ Quý khách đầy đủ các dịch vụ đi kèm: Teabreak ( ăn nhẹ giữa giờ), ăn trưa, in ấn, thi công backdrop, banner, cho thuê xe ô tô đưa đón, hoa tươi, lễ tân đón tiếp…

Tầng 3-25T2 Nguyễn Thị Thập, phố Hoàng Đạo Thúy, Trung Hòa, Cầu Giấy, HN.

HOTLINE: 0912 527 631 – 0942 397 535



Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018


Trái ngược cảnh phải xếp hàng, mua chênh lên đến vài trăm triệu để sở hữu một căn hộ như trước đây, hiện nhiều chung cư thương mại giá rẻ tại Hà Nội lại đang rớt giá thảm hại. Thậm chí, nhiều nơi bán cắt lỗ nhưng vẫn ế ẩm.

Cách đây 3 năm, anh Tuấn Anh (huyện Thanh Trì, Hà Nội) phải bỏ ra 1,2 tỷ đồng bao gồm cả tiền chênh để mua căn hộ chung cư giá rẻ tại Thanh Trì. Hiện gia đình anh có nhu cầu muốn bán lại căn hộ nhưng rao mấy tháng không ai hỏi mua.

Anh Tuấn Anh cho biết: "Căn hộ hơn 60m2, dù đã có sổ đỏ và làm nội thất đầy đủ nhưng tôi rao bán với giá 800 triệu đồng và chịu lỗ 400 triệu đồng so với số tiền ban đầu gia đình tôi bỏ ra song vẫn không có khách mua. Thậm chí có khách đến xem không ưng quay đi không thèm hỏi đến giá”.


Theo chia sẻ của anh Tuấn Anh, lý do ngày càng nhiều hộ dân tìm cách "tháo chạy" khỏi khu chung cư giá rẻ vì thấy nhiều sự bất tiện. Bên cạnh hạ tầng, chất lượng công trình ngày càng xuống cấp, ngày nào vợ chồng anh cũng phải "đánh vật" vì cảnh tắc đường diễn ra thường xuyên mỗi khi đi làm và trở về. Nhận thấy khu nhà đã xuống giá nên khi rao bán lần đầu, anh Tuấn Anh chịu lỗ 200 triệu đồng. Sau khi không có ai hỏi mua, anh tiếp tục rao bán lỗ thêm 200 triệu đồng nữa.

Hiện tại đã qua 3 tháng kể từ ngày rao bán nhưng căn hộ của anh Tuấn Anh vẫn chưa có khách mua. “Nếu từ giờ đến cuối năm tôi vẫn không bán được, tôi sẽ tính đến chuyện cho thuê nhưng giá thuê ở đây cũng khá thấp”, anh Tuấn Anh cho biết.

Tương tự, cách đây vài năm, nhiều người cũng phải bỏ ra tiền "chênh" để sở hữu căn hộ giá rẻ tại khu vực Kim Văn, Kim Lũ (Hoàng Mai, Hà Nội) nhưng nay họ lại đang rầm rộ rao bán. Một người mua nhà tại đây chia sẻ, tình trạng quá tải chỗ để xe tầng hầm khiến cư dân vô cùng mệt mỏi mỗi khi đi lấy xe. Nhiều gia đình bán cắt lỗ đến vài trăm triệu đồng nhưng rao bán vài tháng không có khách hỏi mua.

Ông Lê Song Công, giám đốc sàn BĐS Lê Công cho biết, nếu như vài năm trước để sở hữu những căn hộ thương mại giá rẻ, khách hàng phải mua chênh thông qua các sàn bất động sản thì nay lại khác. Bên cạnh việc có nhiều lựa chọn thì chất lượng công trình, các điều kiện về hạ tầng của các khu nhà thương mại giá rẻ còn nhiều tồn tại bất cập nên làm cho khách hàng phải cân nhắc khi xuống tiền.

Ngay cả những dự án đang xây dựng của các chủ đầu tư cũng diễn ra tình trạng ế ẩm. Cụ thể, một dự án giá rẻ tại khu Kiến Hưng (Hà Đông, Hà Nội) cũng trong tình trạng bán đi bán lại nhưng số lượng khách hàng tìm mua rất ít. Một nhân viên môi giới tại dự án than thở: "Nếu như trước đây, nhà giá rẻ ra đến đâu hết đến đó thì nay, cả tháng mới có khách hỏi mua. Chủ đầu tư tung mọi chính sách về lãi suất 0%, khuyến mại nội thất nhưng lượng giao dịch thành công thấp".

Không chỉ nhà ở giá rẻ rơi vào cảnh “thất sủng”, nhiều dự án chung cư cũng đang được khách hàng rao bán cắt lỗ, ngay cả những dự án chỉ mới động thổ xây dựng. Trên trục đường Lê Văn Lương (Thanh Xuân, Hà Nội), Tố Hữu (Hà Đông, Hà Nội) có hàng chục dự án chung cư đã và đang chuẩn bị bàn giao cũng đều xảy ra hiện tượng cắt lỗ.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhận định, thị trường những tháng cuối năm 2018 không có nhiều tín hiệu khả quan, nhất là ở phân khúc căn hộ. Theo dự báo của chuyên gia này, thị trường thời gian tới có thể tương đối khó khăn, do tình hình cung cầu, tín dụng bất động sản bị siết lại...

Vì vậy, không chỉ các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần phải có kế hoạch phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và giảm chi phí để giảm giá bán, mà ngay cả các khách hàng cũng cần lưu ý khi lựa chọn kênh đầu tư để tránh thua lỗ.

(Theo Tiền phong Online) 


VITD - CHO THUÊ PHÒNG ĐÀO TẠO HÀ NỘI. Được tạo bởi Blogger.

Bài Viết Nổi Bật

Lưu Trữ Blog

FACEBOOK